Bài học tiếng Nga hay hàng ngày

Các bạn thân mến, xin chào các bạn!
ЗДРАВСТВУЙТЕ!

Để học tiếng Nga nhanh và hiệu quả, chúng tôi xin gửi đến các bạn bài học tiếng Nga này. Các bạn có thể học hàng ngày để rèn luyện, trao dồi kiến thức của mình.

Bài học hôm nay sẽ nói về ngữ âm học tiếng Nga – hướng dẫn cách phát âm các chữ và từ của tiếng Nga. Để có thể học tốt và hiệu quả hơn tốt nhất bạn nên luyện tập hàng ngày.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn bài phát âm - cách đọc các chữ cái tiếng Nga.
А, О, У, Э, Ы, И.
Đây là những nguyên âm kêu. Chúng ta sẽ gặp các nguyên âm kêu này chỉ trong từ đơn hoặc trong trường hợp mang trọng âm ở từ đa âm.


Bài học tiếng Nga


О – ДОМ, ОКНО – Ngôi nhà, cửa sổ

Các bạn nên chú ý, ở những khu vực khác nhau của nước Nga, vần О khi không có trọng âm được phát âm theo lối khác nhau.


Trong từ ОКНО cũng gặp bức tranh giống như với từ МАМА. Trọng âm rơi vào vần О thứ hai, vì thế đọc giống như trong bảng chữ cái là – О. Còn vần О thứ nhất ở vị trí không có trọng âm, ta cần phát âm ở khoảng giữa О và А, cũng khá giống như Ơ trong tiếng Việt.

А – ТАМ, МАМА. Còn đằng kia, chính là mẹ.


Bài học tiếng Nga

Chúng ta có một lưu ý là trong từ MAMA có hai nguyên âm kêu, được biểu hiện bằng cùng một vần A. Tuy nhiên, chữ cái đầu tiên đứng dưới trọng âm, do đó có âm thanh như trong bảng chữ cái - A. Còn vần A thứ hai ở âm tiết không nhấn, và sẽ phát âm giống như Ơ của tiếng Việt.

Đối với các bạn học tiếng Nga, cần chú ý một điều đó là tất cả các nguyên âm không có trọng âm khi đọc lên đều không nhấn mà phải giảm nhẹ.

Э – ЭТО, МЭР, ЭКЗАМЕН Đây là, Thị trưởng, Kỳ thi.
Vần nguyên âm Э như là có trọng âm. Còn trong từ ЭКЗАМЕН thì vần Э đứng ở vị trí không có trọng âm và nghe gần giống И.
Ы - ДЫМ, ГОРЫ, КРАСНЫЙ - Khói, núi, đỏ
Ы phát âm theo trật tự chữ cái với trọng âm, và ở tận cùng của danh từ số nhiều.
ЖУРНАЛЫ, СЕСТРЫ, КАРТЫ – những cuốn tạp chí, các chị em gái, những bản đồ, những con bài.


Còn trong phần đuôi của tính từ thì vần Ы nhược hóa, đọc nhẹ và giống như vần Ơ của tiếng Việt.
ЖЕЛТЫЙ, КРАСИВЫЙ, БОГАТЫЕ – màu vàng, đẹp, giàu có (phong phú).
И – НИНА, ВИНО – Nina, rượu vang.
Vần И cả khi có trọng âm lẫn khi không có trọng âm đều đọc giống nhau.
У – ТУТ, ЛУНА - Đằng ấy, mặt trăng.
У nếu có trọng âm cũng như không có trọng âm đều đọc giống nhau.

Tiếp theo bài học, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn đánh vần các phụ âm của tiếng Nga.
Khi học tiếng Nga giao tiếp các bạn nên chú ý là tiếng Nga có Đặc điểm của tiếng Nga khi phát âm là ở cuối từ những nguyên âm thì đọc nhẹ đi (nhược hóa) còn phụ âm hữu thanh thì đọc như vô thanh (không rõ tiếng).
Trước hết chúng ta lấy các vần như Б, П, В, Ф, Г, К. Đây là những cặp phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh.Các bạn chú ý khi đánh vần các phụ âm hữu thanh thì rõ tiếng, còn các phụ âm vô thanh chỉ nghe bật hơi. Б-П.
Vần Б là phụ âm hữu thanh giống như trong tiếng Việt. Nhưng trong tiếng Nga ta thường đọc nó lên ở đầu và giữa từ. Còn khi đứng ở cuối từ, tuy vẫn viết là vần Б, nhưng đọc lên lại giống như phụ âm vô thanh cùng cặp - П.

БУЛКА, ЗАБОР - ổ bánh mì, hàng rào.
Nhưng
ЗУБ, ГРИБ – cái răng, cây nấm.

Trong các từ БУЛКА và ЗАБОР vần Б đứng ở đầu và giữa từ, phát âm là Б, còn trong các từ ЗУБ và ГРИБ nó đứng ở cuối vì thế phát âm giống như П.

Vần В là phụ âm hữu thanh giống như trong tiếng Việt. Nhưng đánh vần như vậy là khi nó ở đầu và giữa từ. Còn khi nó đứng ở cuối từ, dù vẫn viết là В, nhưng đọc lên thành phụ âm vô thanh cùng cặp - Ф.

ГУСЬ, ИГРА – con ngỗng, cái kim.
Nhưng
РОГ, ДРУГ – cái sừng, người bạn
Trong các từ ГУСЬ và ИГРА vần Г ở đầu và giữa từ, đọc như Г, còn trong các từ РОГ và ДРУГ vần này đứng cuối từ nên phát âm như К.

Ta lấy thí dụ hai từ ЛУГ và ЛУК (nội cỏ, đồng cỏ; cái cung hoặc cây hành). Hai từ này viết khác nhau và có nghĩa khác nhau. Nhưng khi phát âm thì giống nhau vì vần Г ở cuối từ đọc giống như vần К.

Bài học nay tới đây là kết thúc, các bạn nên ý cách phát âm cũng như các dùng từ vựng cho hợp lý. Hi vọng bài học này giúp ích cho các bạn trong việc học tiếng Nga giao tiếp hiệu quả và nhanh hơn. Chúc các bạn thành công.

Share this

Previous
Next Post »